1. Trang chủ
  2. Cảm hứng du lịch
  3. Tabalo phiêu lưu

Cảm nhận nét đẹp văn hóa độc đáo khi đến chùa Hạnh Phúc Tăng

Thứ sáu, 25 tháng 2 2022
Thứ sáu, 25 tháng 2 2022

Bạn sẽ có được rất nhiều cảm xúc khác nhau khi một ngày được đến tham quan tại chùa Hạnh Phúc Tăng – ngôi chùa độc đáo nhất tỉnh Vĩnh Long.

Khi nhắc đến tỉnh Vĩnh Long chúng ta thường nhắc tới nhiều ngôi chùa cổ kính với vẻ đẹp tinh tế, có lịch sử lâu đời. Một trong những ngôi chùa thu hút nhiều du khách tới đó là chùa Hạnh Phúc Tăng. Đây là một ngôi chùa nổi tiếng khắp xa gần khi được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia và là một biểu tượng cho nền văn hóa của dân tộc Khmer.


Chùa Hạnh Phúc Tăng là công trình biểu tượng cho văn hóa Khmer tại Vĩnh Long

Định vị chùa Hạnh Phúc Tăng

Ngôi chùa nằm tại ấp Trung Trạch thuộc xã Trung Thành, huyện Vũng Liêm của tỉnh Vĩnh Long. Bạn có thể dễ dàng tìm được đường đến chùa với sự trợ giúp của Google Maps cộng thêm với đoạn đường đi khá bằng phẳng.

Bạn có thể lựa chọn di chuyển bằng nhiều phương tiện như xe khách, ô tô riêng, xe máy. Đi từ thành phố Hồ Chí Minh thì bạn đi theo hướng quốc lộ 1A, đến trung tâm thành phố Vĩnh Long thì đi qua phà Băng Tra và Thanh Bình. Sau khi xuống phà đi tiếp thêm một đoạn ngắn nữa là đã đến được chùa.

Xuống phà là bạn có thể nhìn thấy ngay bóng dáng của ngôi chùa thấp thoáng ở đằng xa. Vì kiến trúc của ngôi chùa khá đặc biệt nên không bị ẩn khuất với các công trình khác mà trái lại còn nổi bật lên giữa khung cảnh thiên nhiên.


Nên chọn thời điểm thích hợp để đến thăm chùa Hạnh Phúc Tăng

Thời điểm thích hợp để đến tham quan chùa Hạnh Phúc Tăng

Chùa mở cửa quanh năm để đón khách du lịch từ các nơi đến tham quan nên bạn có thể thoải mái đến bất cứ lúc nào. Tuy nhiên theo kinh nghiệm của người dân trong vùng, cũng như của những người đi du lịch nhiều thì có 3 thời điểm thích hợp nhất để bạn tới thăm chùa đó là:

Thời điểm từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 4. Bởi đây là những ngày diễn ra Tết Chôl Chnăm Thmây hay còn được gọi là lễ đón mừng năm mới của dân tộc Khmer.

Thời điểm vào ngày 01 tháng 10 hay từ ngày 14 hoặc 15 tháng 10. Đây là lễ báo hiếu của người dân Khmer đối với tổ tiên, ông bà. Lễ này cũng gần giống như lễ Vu Lan.

Thời điểm từ ngày 14 đến 15 tháng 10 âm lịch. Đây là thời điểm diễn ra lễ Ok – om – Bok hay còn gọi là lễ Đút cốm dẹp hoặc lễ Cúng Trăng.

Nếu bạn đến vào đúng 3 thời điểm này thì ngoài việc chiêm ngưỡng vẻ đẹp của chùa còn được tận mắt chứng kiến nhiều hoạt động lễ hội đặc sắc, mang đậm nét văn hóa truyền thống của người dân Khmer ở Vĩnh Long.


Chùa Hạnh Phúc Tăng có lịch sử hình thành lâu đời

Lịch sử hình thành của chùa Hạnh Phúc Tăng

Tên Khmer của chùa Hạnh Phúc Tăng là Sanghamangala, được dịch ra với ý nghĩa là “hạnh phúc gia đình”. Không phải tự nhiên mà chùa được đặt cái tên này. Cái tên có nguồn gốc từ truyền thuyết về sự hình thành của ngôi chùa.

Theo tương truyền thì thời xưa ở khu vực chùa đang tọa lạc có rất nhiều loài thú dữ sinh sống nên dân trong vùng không ai dám tới. Cho đến một ngày có một vị tu sĩ đến lập am và tu hành tại đó. Vị tu sĩ đã thuần phục các loài thú dữ để chúng không tấn công con người, đồng thời ông còn đặt tên cho am nhỏ của mình là “hạnh phúc”. Kể từ đó cái tên Hạnh Phúc Tăng đã tồn tại cho đến tận bây giờ.

Dựa trên các tài liệu lịch sử thì chùa được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ VII (năm 632 dương lịch). Đây được xem là ngôi chùa có niên đại cao nhất nằm trên địa phận tỉnh Vĩnh Long. Ban đầu chùa chỉ xây dựng một cái am nhỏ nhưng trải qua thời gian với nhiều lần sửa chữa, trùng tu thì chùa đã có được diện mạo hoàn thiện như ngày nay.


Chùa Hạnh Phúc Tăng nổi bật với lối kiến trúc hòa trộn giữa Ấn Độ và Thái Lan

Những nét đẹp độc đáo có một không hai của chùa Hạnh Phúc Tăng

Kiến trúc của chùa Hạnh Phúc Tăng mang đậm nét Khmer nhưng lại có thêm sự hòa trộn giữa lối kiến trúc của Ấn Độ và Thái Lan nên càng làm tăng thêm vẻ huyền bí, cổ kính cho chùa. Toàn bộ các chi tiết trong chùa đều được thiết kế và xây dựng tỉ mỉ, tinh xảo.

Trước sân chùa là bức tượng Phật Thích Ca nghiêm trang, to lớn. Chánh điện của chùa được lát gạch sạch sẽ, nóc chính điện lợp ngói 3 cấp, phần đỉnh nhọn ở giữa nóc được chạm khắc công phu. Phía trước của chánh điện là bức tượng Phật ban phước lành cao tới 12m, còn phía sau chánh điện là sala – nơi hội họp, tiếp đón các phật tử và tiến hành các nghi lễ khác của chùa. Trong khuôn viên chùa còn có các Sima – nơi chôn “hòn đá kết giới” ở trong tu hành.


Vẻ đẹp thiên nhiên của chùa Hạnh Phúc Tăng giúp du khách giải tỏa ưu phiền


Ngoài vẻ đẹp về kiến trúc thì chùa nổi bật với nét đẹp thiên nhiên đầy thư thái, nghiêm trang và tĩnh mịch. Các cây cổ thụ như cây dầu, cây sao luôn có chim đến đậu hót líu lo khiến du khách như được giải tỏa ưu phiền khi đến ngắm cảnh.

Một lời khó nói hết được cảm nhận về sự độc đáo của chùa Hạnh Phúc Tăng. Vậy nên nếu có dịp bạn hãy ghé thăm chùa và tự mình cảm nhận nhé.

 



Dealtoday

 
Tag: Vi vu