Những ngôi nhà cổ Hội An còn lại cho đến tận ngày nay là sự giao thoa và kết hợp hài hòa giữa văn hóa kiến trúc phương Đông và phương Tây.
Hội An được xem là nơi quy tụ nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, nơi có nét văn hóa kiến trúc và nghệ thuật truyền thống đặc sắc cùng nền ẩm thực hết sức phong phú. Một trong những điều làm nên nét đẹp cổ điển của Hội An là "nhà cổ" - điểm đến thu hút không ít khách du lịch ghé thăm.
Những di sản về kiến trúc văn hóa ấn tượng tại Việt Nam |
Những ngôi nhà cổ này được xây dựng khoảng thế kỉ 16,18 có kiến trúc tương đối giống nhau, dạng nhà ống, tổng diện tích khu này là 2km vuông nằm san sát tạo thành dãy. Về cơ bản, kiểu nhà ở khu phố cổ này có một hoặc hai tầng với không gian chính được chia thành các khu vực dành cho buôn bán, không gian sinh hoạt và thờ cúng. Khung nhà được làm bằng cột gỗ chắc chắn, tường và nền đều bằng gạch. Mái ngói sử dụng loại mái ngói âm dương truyền thống được chế tác khéo léo từ bán tay thợ làng gốm Thanh Hà. Mái ngói lợp với cấu tạo vồng ngửa và vồng úp tạo nên những khoảng thông gió, giữ khí tạo sự mát mẻ mùa hè và ấm cúng khi trời đông về.
Kiểu lợp mái ngói âm dương nhà hòa trộn cùng kiến trúc Trung Hoa. |
Nhà cổ này nằm trên đường Nguyễn Thái Học, đây là nơi có 7 đời dòng họ Lê sinh sống. Mặt tiền trước mở ra đường Nguyễn Thái Học, mặt sau thông ra phố Bạch Đằng dễ dàng giao thương trên sông. Thiết kế kiến trúc mang hàm ẩn thiên và nhân, ngũ hành chính là niềm mong ước sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên. Không gian nhà cổ tạo được sự thoáng đãng với những khoảng sân trời, giếng nước nhỏ, cây trồng lưu giữ nhiều hoành phi và liễn đối đẹp.
Nhà cổ đầu tiên ở Hội An đã vinh hạnh trở thành Di Sản Quốc Gia. |
Nhà cổ Phùng Hưng ngự tại số 4 Nguyễn Thị Minh Khai, được xây dựng vào thời kì phát triển của đô thị cổ. Ngôi nhà trước là nơi buôn bán các loại hàng lâm thổ sản như lụa tơ tằm, muối, thủy sản,... từ đó cho ra đời cái tên Hưng Thịnh với mong muốn làm ăn tấn tới, phát đạt. Công trình này dạng nhà ống hai tầng, mặt tiền rộng, sử dụng vật liệu chủ yếu là gỗ có thể tháo rời các cửa. Biểu tượng hình cá chép tượng trưng cho sự quyền lực, thịnh vượng và may mắn được chạm khắc trên nơi đỡ mái hiên. Bên trong có gác thờ và Thiên Hậu Thánh Mẫu cực kỳ trang trọng.
Dạo quanh không gian hội quán kiến trúc của Phùng Hưng cổ. |
Nhà cổ Diệp Đồng Nguyên được nhiều du khách ghé thăm và cũng thu hút các nhà nghiên cứu bởi những hiện vật nơi đây được trưng bày cực kì giá trị. Kết cấu nhà dạng đặc trưng của nhà cổ Hội An với các ô thông sàn lên tầng trên, các đồ vật còn được di chuyển bằng hệ thống ròng rọc với dây kéo tay. Nhà cổ Diệp Đồng Nguyên xưa kia là một hiệu thuốc Bắc có tiếng, dần dần đổi thành tiệm buôn lớn các mặt hàng như sách quốc ngữ, lụa, dầu lửa,... Nơi đây luôn luôn mở cửa đón chào du khách và không thu phí tham quan, những ai thích sách cổ có thể lên tầng hai để được chiêm ngưỡng các loại sách đã được thu thập từ hàng trăm năm, nơi ghi dấu những khoảnh khắc về con người và cuộc sống Hội An.
Vẻ đẹp ngược thời gian của những căn nhà cổ mang dấu tích của sự nguyên bản. |
Trên đây là những ngôi nhà cổ đã nhiều năm tuổi, nơi chứa đựng những hoài cổ về một Hội An xưa. Những công trình kiến trúc cổ kính của lịch sử di sản đi cùng sự giữ gìn tôn vinh và bảo tồn nét đẹp giữa cuộc sống hiện đại. Có thể nói, Hội An hôm nay vẫn trần và mộc cùng nguyên bản, sự can thiệp của đô thị hóa nơi đây cũng thật đặc biệt, một thành phố nguyên sơ giữ gìn lại chút bản sắc văn hóa kiến trúc thuở hồng hoang lịch sử.
Dealtoday