1. Trang chủ
  2. Khám phá Tây Nguyên - Nhà rông và những điều bạn chưa biết

Khám phá Tây Nguyên - Nhà rông và những điều bạn chưa biết

Thứ tư, 25 tháng 8 2021
Thứ tư, 25 tháng 8 2021

Khám phá Tây Nguyên, không thể không tìm hiểu lối văn hóa và kiến trúc của nhà Rông. Cùng Galaday tham khảo thêm những thông tin ít biết về nhà rông nhé!

Nếu du khách đến khám phá Tây Nguyên, không tìm hiểu về bản sắc văn hóa cũng như nghệ thuật kiến trúc của nhà rông có lẽ là một thiếu xót vô cùng lớn. Đây được xem như một biểu tượng văn hóa của vùng đất này, cũng là công trình được những người đồng bào gìn giữ lối kiến trúc theo hàng trăm năm.

Không phải địa phận nào ở Tây Nguyên cũng có nhà Rông

Nhà rông chỉ phổ biên ở hai tỉnh Kon Tum và Gia lai, tức là ở phía Bắc Tây Nguyên. Còn từ Ðắk Lắk trở vào, thuộc phía Nam Tây Nguyên, nhà rông dần thưa thớt hơn. Nhà rông không phải là nhà ở, mà là khu tập trung, sinh hoạt cộng đồng của mỗi bản làng.

Đây nơi những người dân thiểu số thảo luận về các khía cạnh đời sống như thực thi các luật, phong tục, bảo tồn truyền thống, vấn đề hành chính, quân sự.

Đây cũng là nơi diễn ra những nghi thức tín ngưỡng và tôn giáo của người đồng bào, nếu khám phá Tây Nguyên vào đúng dịp lễ, bạn cũng sẽ được hòa mình vào không khí tưng bừng đó.


Nhà rông là một trong những biểu tượng của vùng đất Tây Nguyên

Lối kiến trúc và họa tiết của nhà Rông

Nếu vào trong nhà rông bạn sẽ thấy những hiện vật gắn liền với những lễ hội văn hóa Tây Nguyên, được trang trí vô cùng tỉ mỉ. Với những vòng tròn đất, được đốt lửa trại bập bùng trước nhà, còn trưng bày nhiều loại nhạc cụ đậm chất dân tộc, như các loại cồng chiêng, những ché rượu cần cũng được xếp cạnh bếp lửa.

Kết cấu và vật liệu xây dựng nhà rông giống như nhà sàn, bao gồm gỗ, tre và cỏ tranh,... chỉ khác là nhà sàn không được trang trí cầu kỳ, còn nhà rông được người dân đầu tư và vẽ nên nét kiến trúc đặc sắc hơn, cũng như được dựng cao và rộng hơn. Những dải họa tiết trang trí dọc nóc nhà là một đặc điểm mà nhà sàn sẽ không có được.


Chất liệu làm nhà Rông bao gồm gỗ, tre và cỏ tranh

Nhà Rông là chốn tâm linh của người đồng bào

Được xem là nơi thu hút khí thiêng của đất trời, bảo bọc cho đời sống dân làng. Thế nên bên trong mỗi nhà rông đều có một khu vực trang trọng, để thờ các vật dụng mà người dân cho rằng, đó là nơi mà thần linh trú ngụ, ví như hòn đá, sừng trâu hay con dao,... Ngoài ra, nơi này như một bảo tàng thu nhỏ của người đồng bào trong làng, lưu giữ những cổ vật của người đồng bào từ xa xưa cho đến bây giờ. Một số cổ vật đó như: Trống, vũ khí, cồng chiêng hay đầu của các con vật đã được hiến trong những ngày đại lễ.


Nhà Rông cũng được xem là nơi các vị thần trú ngụ

Phân biệt nhà rông

Có một số ngôi làng sẽ làm đến hai nhà rông: "nhà rông đực" và "nhà rông cái" với quy mô và cơ cấu khác nhau. Điều đặc biệt hơn, đó là nam nữ độc thân trong làng có thể hò hẹn tại nhà rông với mục đích tìm bạn đời, nhưng không được làm những chuyện quá giới hạn ở một chốn linh thiêng như nhà rông.

Khám phá Tây Nguyên kỹ hơn một chút, bạn sẽ để ý thực chất mỗi địa phận sẽ có những nhà rông khác nhau. Điểm chung của các ngôi nhà rông đó luôn tọa lạc trên một khu đất khá rộng của trung tâm của buôn làng, nhằm thuận tiện cho việc sinh hoạt cộng đồng.


Một số nơi phân biệt “nhà rông đực” và “nhà rông cái”

Các điểm tham quan nhà Rông

Để khám phá Tây Nguyên nói chung các loại nhà rông nói riêng, du khách hiện nay cần tìm đến các buôn làng của những người đồng bào thiểu số như: Nhà rông Kon Klor thuộc Kon Tum, hay các ngôi nhà rông ở Gia Lai như: Làng Plei Phung, làng Kon So Lăl và làng Đê K'tu.


Khung cảnh xinh đẹp xung quanh nhà rông


Trên đây là những thông tin mà có thể bạn chưa biết về kiến trúc và bản sắc của nhà rông, nơi tập trung sinh hoạt của những người dân đồng bào thiểu số. Hy vọng rằng chuyến du lịch và khám phá Tây Nguyên sắp tới của bạn sẽ học thêm được nhiều bổ ích, trải nghiệm một môi trường, lối sống sinh hoạt cực kỳ mới mẻ tại đây nhé!

 


Dealtoday

Tag: Vi vu