An Giang mảnh đất thơ mộng, yên bình, không chỉ có những cánh đồng lúa bát ngát, dòng kênh xanh mát, những ngọn núi hùng vĩ mà còn là nơi in đậm dấu ấn văn hóa của người Chăm, người Khmer cùng nét ấm thực độc đáo…Galaday sẽ gợi ý cho bạn những điều nhất định phải thử khi đến An Giang…
![]() |
Những điều phải thử khi lang thang trên đất An Giang |
Gần đây những hàng cây thốt nốt nằm giữa cánh đổng lúa mênh mông tại An Giang, là địa điểm check in đang “làm mưa làm gió” trong cộng đồng giới trẻ. Giữa cánh đồng lúa bao la, bát ngát, cây thốt nốt hiện lên như một biểu tượng đầy thú vị, điểm nhấn cho khung cảnh thêm phần hữu tình, thi vị.
![]() |
Các bạn trẻ đều tranh thủ dừng chân chụp hình với cây thốt nốt hình trái tim. |
![]() |
Ngoài ra, du khách còn có thể thưởng thức món gà đốt lá chúc độc đáo |
Trong chuyến du lịch An Giang chùa Bánh Xèo là địa điểm bạn không nên bở lỡ. Ngôi chùa mang tên Bánh Xèo vì nơi đây phục vụ phục vụ hàng nghìn chiếc bánh xèo chay miễn phí cho khách thập phương. Chùa nằm dưới chân Núi Cậu, được xây dựng và tu bổ ngày càng khang trang, không chỉ có không gian thanh tịnh, yên bình để các Phật tử về bái vọng đức Phật cầu may mắn, bình mà còn có truyền thống làm bánh xèo miễn phí phục vụ cho tất cả phật tử thập Phương.
![]() |
Những người thợ với đôi bàn tay khéo léo, điêu luyện. |
Bếp luôn rực lửa hết đợt này đến đợt bánh khác, chảo luôn nóng dầu mỗi ngày. Bột làm vỏ bánh xèo là bột gạo pha với nước dừa, có thêm bột nghê cho có màu vàng và mùi thơm hấp dẫn. Bánh xèo là đồ chay với nhân bao gồm đậu, nấm mèo, củ sắn và đậu xanh. Rau ăn kèm do người dân xung quanh trồng tặng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
![]() |
Bánh xèo trên chảo |
Một trong những điều du khách không thể không trải nghiệm khi đến An Giang là đặt chân đến Cù Lao Giêng. Cù lao là nơi tự tập, sinh sống, mua bán của cư dân miền Tây, nơi còn in dấu nét đẹp hoang sợ, thơ mộng vùng sông nước rất phù hợp cho những người yêu thiên nhiên thích khám phá.
![]() |
Du khách ghé thăm và khám phá văn hóa Nam Bộ khi dừng chân tại Cù Lao Giêng. |
Cù lao Giêng nổi tiếng với xoài và các di tích tôn giáo. Vùng đất nhỏ, bốn bề sông nước với những ngôi đền chùa, nhà thờ khiến du khách choáng ngợp. Riêng với đạo Phật, quanh Cù Lao có nhiều chùa Thành Hoa tự, chùa Phước Minh, chùa Ông Đạo, chùa Bà Lê. Mỗi ngôi chùa đều có kiến trúc độc đáo gắn liền với một câu chuyện và sự tích. Cù lao còn có một số di tích lịch sử như lăng Ba Quan Thượng Đẳng, đình làng Tấn Mỹ, Phủ thời Nguyễn Tộc.
![]() |
Nhà thờ Cù Lao Giêng cổ kính in đậm dấu ấn kiến trúc Gothic |
Người dân theo đạo Thiên Chúa trong vùng thường đến nhà thờ hay tu viện để cầu nguyện. Nhà thơ cù lao Giêng với thiết kế cổ kính, đặc sắc, nhà thờ Rạch Sâu với lối kiến trúc độc đáo đậm chất phương Tây. Tu viện Phanxico rộng và in dấu những nét xưa cũ. Còn tu viện Chúa Quan phòng là tu viện rộng lớn với vẻ rêu phong, cổ kính.
![]() |
Nhà thờ Rạch Sâu |
Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam là một trong những điểm đến tâm linh nổi bật nhất miền Tây Nam Bộ, tọa lạc tại chân núi Sam, phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Đây là nơi thu hút hàng triệu lượt khách hành hương mỗi năm, đặc biệt vào dịp lễ hội Vía Bà từ ngày 23 đến 27 tháng 4 âm lịch.
![]() |
[Mô tả ảnh] |
Theo truyền thuyết, tượng Bà Chúa Xứ ban đầu được phát hiện trên đỉnh núi Sam. Người dân địa phương đã thỉnh tượng xuống chân núi để tiện việc thờ cúng, từ đó hình thành nên Miếu Bà Chúa Xứ như ngày nay. Miếu được xây dựng vào năm 1824 và trùng tu nhiều lần, hiện nay là một công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn văn hóa Đông phương.
Miếu Bà Chúa Xứ có kiến trúc độc đáo với mái ngói xanh, các chi tiết chạm khắc tinh xảo và không gian rộng rãi. Tượng Bà được làm từ đá sa thạch, cao khoảng 1,2 mét, được xem là bức tượng bằng đá sa thạch xưa và lớn nhất Việt Nam. Khuôn viên miếu rộng khoảng 3.000m², được công nhận là ngôi miếu lớn nhất Việt Nam vào năm 2008.
![]() |
Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ |
Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ diễn ra từ ngày 23 đến 27 tháng 4 âm lịch hàng năm, là một trong những lễ hội lớn nhất miền Tây Nam Bộ. Lễ hội bao gồm các nghi lễ truyền thống như rước tượng Bà, lễ tắm Bà, lễ thỉnh sắc và các hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc sắc, thu hút đông đảo du khách và phật tử tham gia.
Nếu muốn ăn ngon và chơi hết mình khi đến An Giang, thời điểm lý tưởng nhất là từ tháng 9 đến tháng 11 âm lịch, tức khoảng tháng 10 đến tháng 12 dương lịch. Đây là lúc:
Ngoài ra, nếu bạn muốn đi hành hương kết hợp du lịch tâm linh, thì nên đi vào tháng 4 âm lịch, dịp Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam – lễ hội lớn nhất miền Tây, thu hút đông đảo du khách thập phương.
An Giang không chỉ níu chân du khách bằng vẻ đẹp sông nước và núi non hùng vĩ, mà còn bởi những trải nghiệm văn hóa, ẩm thực và tâm linh đặc sắc không nơi nào có được. Nếu đã đến vùng đất này, đừng quên thử hết những điều độc đáo ấy để chuyến đi thật trọn vẹn và đậm chất miền Tây.